Chuỗi ngày thất nghiệp, anh Nguyễn Công bày đồ nghề ra sửa chữa để đỡ nhớ nghề - Ảnh: C.TRIỆU
Dẫu vậy nhiều nơi vốn được coi như "thủ phủ nhà trọ" của TP.HCM vẫn thấy nhiều công nhân, lao động tự do thất nghiệp dù nhu cầu tuyển dụng mới không thiếu. Bởi tuyển nhiều nhưng những điều kiện đi kèm tùy ngành nghề thì không phải lao động nào cũng đáp ứng hay phù hợp.
Tình hình này thì chắc chọn trở lại quê dù ở đó không nhiều nhưng nếu có công trình làm cũng đủ đắp đổi. Tính rồi đó mà đợi thằng đầu học hết năm chắc về luôn. Ở quê trường cạnh nhà cũng tiện cho chúng ăn học.Anh NGUYỄN CÔNG (40 tuổi, làm xây dựng)Gạo tình thương, con khô chén mắm qua bữaNgồi bệt bên vệ đường song hành (Khu công nghiệp Tân Tạo), anh Trí (quê Tây Ninh) khá mệt mỏi kể cả ngày loanh quanh mấy khu công nghiệp để tìm việc, từ Tân Bình sang Vĩnh Lộc rồi xuống tận Tân Tạo.
Năm tháng trước, anh còn là công nhân công ty thực phẩm tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Đùng một cái công ty báo một tháng sau sẽ sa thải.
Ám ảnh thất nghiệp từ sau dịch COVID-19, lao đao tìm việc ở tuổi trung niênHọc đại học lo thất nghiệp, đi xuất khẩu lao động kiếm tiền sớm khỏe hơn?Anh cố lân la hỏi nhưng đa phần đều nhận lại cái lắc đầu, có nơi nói cứ gửi lại hồ sơ rồi tính tiếp. "Buồn nhiều hơn mệt vì thấy nhiều nơi đang tuyển, có chỗ cần cả ngàn lao động nhưng chỉ tuyển dưới 40 tuổi. Kiểu đó tui "rớt ngay từ vòng gửi xe" vì nay 41 tuổi rồi", anh Trí rầu rĩ.
Căn phòng trọ chưa đầy 5m2, chị Kim Hồng thuê giá 1,3 triệu đồng/tháng ở đường Trần Thanh Mại (quận Bình Tân) trống huếch trống hoác.
Bên chiếc quạt nhỏ thổi làn hơi nóng, chị Hồng tỉ mẩn ngồi chia những phần bánh bò cho vào từng túi nhỏ. Sau bốn năm rời quê An Giang lên TP.HCM mưu sinh, chị nói không nhớ nổi đã qua bao nhiêu việc, làm công nhân, phụ quán ăn, rửa chén bát, bưng bê, sex gai nhat thu dam bán vé số... đủ hết.
Cách đây ít tháng,vlxx mbbg công việc rửa bát tại một quán ăn của chị khá ổn với mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng và được bao ăn nên tằn tiện chút cũng đỡ. Rồi buôn bán khó khăn, chủ dẹp quán, chị thất nghiệp theo. Tìm mãi không ra việc, chị Hồng nhập bánh bò, chia nhỏ lang thang đi bán dạo khắp nơi.
Con nhà nông, việc buôn bán không có gì quá nặng dù phải thức từ 4h sáng lấy hàng.
Chỉ là người bán đông hơn người mua, lại toàn công nhân thắt chặt chi tiêu nên nhọc nhằn lắm mới bán hết thùng bánh dù chỉ dám lấy có 300.000 đồng vốn tiền bánh mà gần như ngày nào cũng bán đến chiều tối mới về.
"Hôm nào ế coi như ăn bánh thay cơm. Hết gạo thì đợi chỗ nào từ thiện người ta cho, thêm con cá khô, chén mắm mặn là qua bữa. Một thân một mình, không họ hàng thân thích, cũng đâu dám tiêu xài gì đâu", chị Hồng tâm sự.
Về quê liệu có sống vui hơn?Anh Nguyễn Công (40 tuổi) làm cai xây dựng đang ở trọ tại phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) thở dài nói rảnh rang mà không vui nổi. Giữa trưa, căn phòng trọ nóng khủng khiếp. Mới hai tháng trước, nhiều công trình chạy nước rút, việc nhiều đến "chạy không kịp thở".
Không phải lần đầu "ông cai" rơi vào cảnh thất nghiệp dù thời điểm dịch COVID-19 cũng từng khó vô cùng nhưng hiện tại thấy tương lai nghề nghiệp mù mịt hơn.
Vợ anh Công hiện làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Tạo với mức lương hơn 8 triệu đồng/tháng. Bấy nhiêu làm sao cáng đáng nổi gia đình khi đứa lớn học lớp 4, đứa giữa lớp 1, còn bé út mới 13 tháng tuổi.
Nội ăn uống hằng ngày, tiền bỉm sữa, học phí phải nhín lắm mới gói gọn trong phần lương mỗi tháng. Chưa thấy lối ra, anh Công đã tính chuyện trở về Gia Lai sống. Về quê, cả nhà không phải chen chúc trong căn phòng trọ bé xíu mà bà nội cũng không phải theo vào TP.HCM chăm cháu nội.
Khác anh Công, chị Nguyễn Thị Uyển (42 tuổi) vừa chọn rời quê An Giang lên TP.HCM sống cách đây ít ngày. Vốn sống bằng nghề buôn bán nhưng mấy năm nay chợ đò đìu hiu, bán buôn gì cũng khó. Làm chẳng đủ ăn, chị Uyển quyết định theo đứa cháu lên TP học nghề bán bánh cam dạo.
Sau bốn ngày học việc mà chị kể "bán ít lỗ nhiều" dù đã được bạn hàng giải cứu chứ không chắc cụt vốn. Chị khoe tính chuyển qua bán vé số mà cũng thấy nhiều cái khó vì không quen ai, không được giới thiệu, nhất là không có vốn gối đầu thì chẳng đại lý nào dám giao vé số cho chị.
"Tính cũng nát nước mà thấy "nhập hội" vé số mù tịt quá nên thôi tạm thời cứ bám lấy nghề bánh này. Hên hôm nào bán hết cũng kiếm được 150.000 tiền lời qua ngày, ế thì ăn bánh trừ cơm", chị Uyển cười.
Tiểu thương cũng bỏ chạy khỏi khu chợ sầm uấtĐường Lộ Tẻ vốn là nơi mua sắm đông đúc bậc nhất ở "thủ phủ nhà trọ" tại phường Tân Tạo A (quận Bình Tân).
Vì là con đường dẫn vào chợ Bà Hom nên bà con buôn bán đủ thứ, hầu như tìm gì cũng có thể thấy trên đường Lộ Tẻ vậy mà gần đây bà con trả mặt bằng khá nhiều. Nhiều chỗ vốn là cửa hàng nhộn nhịp bán mua trước đây thì nay cũng đang cửa đóng then cài, treo biển cho thuê mặt bằng.
Chị Tâm (42 tuổi), chủ một mặt bằng trống ở đường này, cho biết giá thuê một mặt bằng như nhà chị trước đây vào khoảng 23 triệu đồng/tháng. Nhưng hiện buôn bán ế ẩm, khách thưa vắng nên giá mặt bằng hạ còn 18 triệu đồng/tháng nhưng tiểu thương vẫn trả, không thuê nổi.
Theo chị Tâm, ngay sau dịch COVID-19 bán buôn vẫn rất ổn. Nhiều sạp quần áo có đêm bán được vài triệu đồng, mùa Tết xôm hơn nhiều nhưng rồi cứ lụi dần.
"Trước lúc nào cũng dập dìu người còn hay kẹt xe chứ giờ chắc giảm 50% cửa hàng chứ ít gì. Người bán nhiều mà không thấy người mua, kiểu giờ mà bán túi xách, ba lô là thua luôn", chị Tâm nói.
"Thủ phủ nhà trọ" cũng thất thủ
Không thiếu dãy nhà trọ trên đường Trần Thanh Mại (quận Bình Tân) treo biển cho thuê và còn nhiều phòng trống - Ảnh: C.TRIỆU
Một vài trục đường tại phường Tân Tạo A (quận Bình Tân) vốn được xem như "thủ phủ nhà trọ" của TP.HCM hầu như nhìn đâu cũng thấy treo bảng "còn phòng cho thuê". Giá phòng dao động vài trăm ngàn đến trên triệu đồng đủ cả kèm số điện thoại của quản lý dãy trọ.
Ghé hỏi thăm vài chủ trọ, phần lớn chỉ nhận lại vẻ mặt trầm ngâm cùng những cái lắc đầu ngao ngán.
Một chủ trọ nói thời điểm này mà dãy trọ nào cũng có phòng trống là chuyện vô cùng hiếm hoi của "thủ phủ nhà trọ" trước đây. Chỗ nào may mắn chỉ còn vài ba phòng trống chứ có dãy 30 phòng hiện trống phân nửa.
(còn tiếp)